Bóng đá Nhật Bản đang rất thịnh hành trong khoảng 2-4 năm gần đây và với Bongda Info, không gì khai xuân tốt hơn bằng một bài nói chi tiết về sự nổi lên của bóng đá châu Á và các yếu tố liên quan.
Vì sao Nhật Bản là thị trường bóng đá tốt nhất Châu Á hiện tại ?
Takayuki Tateishi đang chứng kiến sự ra mắt của đội tuyển Nhật Bản trong kì World Cup 2002 được tổ chức ở nước nhà. Ông đã thấy lứa cầu thủ đầu tiên đi châu Âu sau khi đến vòng 1/16 và, với tư cách là giám đốc của FC Tokyo ở giải bóng đá hàng đầu Nhật Bản, ông đã tiếp tục bán cầu thủ ở mức giá rẻ để nuôi hi vọng có thể đưa bóng đá nước nhà lên một tầm cao mới.
Nhưng vào năm 2017, với ĐTQG không thể nào tiến đến một bước phát triển tiếp theo và giá trị của các cầu thủ tuyển Nhật bị chững lại, Tateishi quyết định rằng đây là thời điểm phải xuất ngoại sau hai thập kỉ phát triển trong bóng đá quốc nội.
Ông đã đề nghị ông Keishi Kameyama, vị tỉ phú sở hữu công ty thương mại điện tử DMM.com rằng hãy mua một CLB tầm trung ở châu Âu và sử dụng CLB đó để làm cầu nối giữa Nhật Bản và những tầng trên của bóng đá đỉnh cao.
DMM đã mua 20% cổ phần CLB Sint-Truiden (STVV) ở Bỉ vào tháng 6/2017 trước khi nắm hết 100% cổ phần vào năm 2018, với Tateishi được bổ nhiệm làm CEO. Kể từ ngày đó, ông đã bắt đầu tạo nên một đội bắt đầu chớp lấy nhiều cơ hội mà vẫn giữ được nét lịch sử truyền thống của đội, cân bằng giữa các cầu thủ Nhật và các tài năng trẻ vùng lân cận.
Tateishi đã phát biểu với tờ The Athletic: “Mặc dù ngôn ngữ và văn hóa hai bên khác nhau nhưng nếu vài năm thích nghi đầu tiên ở châu Âu của các cầu thủ diễn ra tốt đẹp, họ có thể thực hiện bước tiến lớn đó.
“Takehiro Tomiyasu là cầu thủ đầu tiên chúng tôi mua. Sau đó là Wataru Endo và Daichi Kamada. Ba cầu thủ này đã làm nền móng cho những gì chúng tôi làm khi đó và chúng tôi trở thành ngôi nhà tự nhiên của các cầu thủ Nhật Bản.”
Bây giờ họ đang ở Arsenal, Liverpool và Lazio, bộ ba cầu thủ này là một phần các cầu thủ đang phát triển và ổn định ở top 5 giải lớn nhất châu Âu. 11 trong số cầu thủ được điền tên vào danh sách tham dự Asian Cup hiện đang thi đấu ở 5 giải đó.
Tại World Cup 2010, chỉ có 4 cầu thủ Nhật Bản thi đấu nước ngoài nhưng sự ghẻ lạnh, có thể nói là sự lạnh lẽo của châu Âu đối với giải J.League, đã ấm dần qua từng năm.
Ở kì World Cup 2022 ở Qatar, chỉ có 6 trong danh sách 26 cầu thủ tham dự giải thi đấu ở nước nhà. Nếu tính giải bóng đá hàng đầu của các nước, có 16 cầu thủ Nhật Bản ở Bỉ, 9 cầu thủ ở Đức, 7 ở Scotland, BĐN và Hà Lan, ngoài ra còn thêm nữa ở Anh, Mỹ, Ba Lan, Thụy Sĩ và Pháp.
Trong số 16 cầu thủ ở Bỉ, 7 trong số đó thuộc biên chế của STVV nhưng đó là sai lần nếu bạn cho rằng họ có một mảng tuyển trạch viên lớn đang hoạt động ở Nhật Bản.
“Chúng tôi không có ai bên Nhật Bản nhưng tôi có vài mối liên lạc với các liên đoàn và cũng có nói chuyện với các HLV và giải J.League để tuyển trạch cầu thủ,” Tateishi nói thêm.
“Vào cuối tuần, tôi xem 5-6 trận ở giải J1. Chúng tôi có 5 CLB đối tác nên chúng tôi nhận được những thông tin cần thiết từ họ: Avispa Fukuoka (J1), FC Tokyo (J1), Consadole Sapporo (J1), Oita Trinita (J2) và Fagiano Okayama (J2).”
Sự có mặt của các cầu thủ Nhật Bản trong nền bóng đá Bỉ đã khiến các nước khác phải chú ý, trong đó có Tom Chambers, trưởng bộ phận tuyển trạch của Molenbeek.
Chambers nói: “Bỗng nhiên có một xu hướng. Koji Miyoshi (hiện đang ở Birmingham City) và các cầu thủ Nhật Bản khác đã chuyển đến đây thật sự rất nổi bật.
“Tôi nghĩ, ‘Ok, giờ đây là một thị trường hoàn toàn mới với tôi nhưng họ đang có mức giá từ 500k Euro đến 1,5tr Euro. Giá trị này thật sự điên rồ và làm sao để chúng tôi có thể nhúng tay vào?’.”
Với kho video có sẵn của tất cả các đội thi đấu ở J1 và J2, các CLB châu Âu giờ không có rào cản trong việc tiếp cận và xem chân các tài năng của Đất nước Mặt trời mọc.
Chambers đã thu thập dữ liệu về giai J1 để lập nên danh sách các cầu thủ tốt nhất ở từng vị trí. Tatsuhiro Sakamoto từng là một trong những cầu thủ ưa thích ở vị trí hậu vệ biên và cuộc gọi đầu tiên ông thực hiện với cơ quan đại diện của anh đã mang lại cho ông một sự bất ngờ dễ chịu.
Chambers nói: “Khoảnh khắc đó cũng kì quặc. Họ nói cậu ấy sẵn sàng đi theo dạng cho mượn kèm điều khoản mua với mức giá chỉ 1tr Euro! Chúng tôi có quan tâm không? Có! Cậu ấy đến và trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất giải ở vị trí đó và chúng tôi đã bán cho Coventry City, nơi mà cậu ấy cũng đang thể hiện tốt.”
Chambers là tuyển trạch viên đầu tiên hỏi công ty dữ liệu Skill Corner để đánh giá đầu ra về mặt thể lực của giải J.League để họ có thể so sánh với các giải khác nhưng gần đây, yêu cầu này đã trở nên phổ biến hơn.
Chambers nói thêm: “Chúng tôi chưa bao giờ đến Nhật Bản vì ngân sách bị thắt chặt nhưng chúng tôi nhận ra rằng giải này đã sản sinh ra nhiều cầu thủ thật sự chất lượng. Trước giờ, giải này không được đánh giá cao nhưng một khi mọi người nhìn kĩ hơn, thái độ của họ sẽ thay đổi.
“Liệu đây có phải là thị trường giá rẻ tốt nhất thế giới? Hiện tại thì đúng vậy nhưng số lượng cầu thủ cần thiết khá giới hạn. Giải J.League có tốc độ khá chậm và không thiên thể chất vì họ rất ít khi chơi bóng dài. Nhưng đây có thể là một trong những giải thiên về kĩ thuật tốt nhất thế giới.
“Cho nên là tốt nhất nếu các cầu thủ đến Bỉ, Ba Lan hay các giải có cùng cấp độ và có được khoảng thời gian 12-18 tháng thích nghi tốt nơi họ có thể đáp ứng được với một lối chơi có cường độ cao hơn và thiên về triển khai bóng dọc, tôi không thấy ai có thể vào thẳng giải Ngoại hạng Anh trừ khi bạn là Kaoru Mitoma, người chỉ cần một mùa theo dạng cho mượn ở Union Saint-Gilloise.”
Việc không có tiếng Anh có thể là rào cản trong khâu đàm phán hay khi một cầu thủ đang thích nghi với cuộc sống mới ở một đất nước mới. Do đó, việc sử dụng các ứng dụng dịch thuật và các lớp học cấp tốc là một điều thường thấy ở các CLB.
Các cơ quan đại diện của các cầu thủ Nhật Bản đang khuyến khích họ chuẩn bị cho bản thân nhiều hơn bằng việc học các lớp này. Ở STVV, ngôn ngữ chính của đội là tiếng Anh.
Tateishi nói: “Trong vài tuần đầu tiên, tôi thường dẫn họ đi ăn và giải thích sự khác biệt giữa bóng đá cũng như văn hóa ở Nhật Bản và châu Âu. Chúng tôi hơi ngại và ở châu Âu, bạn cần phải thẳng thắn về mọi thứ.”
Tateishi tin rằng ông ấy đã giúp nâng tầm giá trị của các cầu thủ Nhật Bản nhưng với tư cách là một phần của bộ phận kĩ thuật giải J.League, ông ấy theo dõi kĩ các sự nghiệp của các cầu thủ. Ông ấy tính phân tích tầm ảnh hưởng của HLV Ange Postecoglou ở Celtic khi Kyogo Furuhashi, Reo Hatate và Daizen Maeda phát triển sự nghiệp trong nhiều năm tới.
Postecoglou, hiện đang làm HLV Tottenham Hotspur, đã chia sẻ về sự yêu thích của ông với thị trường bóng đá Nhật Bản và khuyến khích mọi người hãy mở lòng đón nhận, sau khi ông cảm thấy sốc bởi trình độ của Mitoma khi anh vào giải J.League thẳng từ trường đại học.
Vị HLV thân thiện người Úc đã vô địch giải J.League với Yokohama F Marinos vào năm 2019, đã chiêu mộ 6 cầu thủ Nhật Bản khi ông đến Celtic và giúp họ vô địch hết 5 trong 5 cúp quốc nội trong 2 mùa của mình ở Scotland.
Châu Á là một châu lục đầy ắp sự da dạng nhưng Nhật Bản là nước có nhiều cầu thủ đang đá ở châu Âu nhất.
Hàn Quốc có số lượng cầu thủ cũng ngang ngửa Nhật Bản nhưng có 2 yếu tố ngăn căn họ trở thành thị trường có giá trị như hàng xóm. Đầu tiên, mức lương trung bình ở giải K League lớn hơn J.League. Thứ hai, có vấn đề nhỏ về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự, điều đó có nghĩa rằng nếu một cầu thủ đến châu Âu, họ phải bay về quê nhà để thực hiện trước độ tuổi 26, trừ khi họ được “ngoại lệ” như Son Heung-min bằng việc giành được huy chương vàng ở Asian Games 2018.
Hàn Quốc đang có 4 cầu thủ thi đấu ở giải Ngoại hạng Anh, với Son thi đấu ở Tottenham Hotspur đang làm gương cho các đồng hương như Hwang Hee Chan, người đang có 11 bàn trong 21 trận trong màu áo Wolves.
Cho Gue-sung, người có những màn thể hiện tốt mà mang lại danh tiếng cho mình ở World Cup 2022, đã được Leicester City, Watford và Celtic quan tâm nhưng lại gia nhập Midtjylland ở Đan Mạch với mức giá khiêm tốn khoảng 2,6tr Bảng.
Đức là nước có những mối quan hệ chặt chẽ nhát với thị trường châu Á. Các đại diện như Thomas Kroth đã giúp Shinji Kagawa đến châu Âu nhưng không có nhiều CLB Bundesliga có người ở Nhật Bản. Manchester United là một trong số ít CLB có người ở Tokyo.
Các CLB ở Anh vẫn còn e ngại về việc mua cầu thủ trực tiếp từ Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng một tuyển trạch viên của giải Ngoại hạng Anh nói rằng họ đã lập nên các mô hình dữ liệu để xem các cầu thủ nào có thể thích nghi ngay ở giải Ngoại hạng Anh.
Tuy nhiên, sự thích nghi như thế này đồng nghĩa với việc phải phát hiện chúng ở một độ tuổi còn nhỏ để họ có thể có thời gian để sống và phát triển trong khi còn giá trị để bán tiếp.
Southampton cũng đã bay ra Nhật Bản để xem trực tiếp các cầu thủ. Vị trí của họ trong một phần của tập đoàn Sport Republic có thể cho họ thêm nhiều lựa chọn để khám phá khi các cầu thủ có thể chuyển đến các CLB cùng tập đoàn để làm bước đệm trước khi đến Anh.
Tương tự như vậy, ở Tập đoàn Bóng đá City, khi bất kì cầu thủ nào từ độ tuổi 16-21 trên thế giới chơi 500 phút ở đội 1, một thông báo hiện lên cơ sử dữ liệu. Ngay lập tức, họ thêm tên đó vào danh sách để cử tuyển trạch viên đi xem và xem rằng liệu họ có nên được theo dõi thêm và mua về các CLB chung tập đoàn hay không.
Ông Ian Ryder, chủ tịch tập đoàn Unique Sport Group, là người đại diện đã mang Takehiro Tomiyasu từ Bologna đến Arsenal và Hwang Hee Chan từ RB Leipzig đến Wolves.
Ông cũng là người thực hiện các thương vụ đưa Shion Homma từ Albirex Niigata đến Club Brugge và Bae Jun-ho từ Daejeon Hana Citizen đến Stoke City.
Vậy tại sao thị trường Nhật Bản đang trở nên phổ biến và có giá trị cho các CLB?
Ryder nói với The Athletic: “Sự thành công của Celtic và các cầu thủ ở giải Ngoại hạng Anh đã giúp các CLB có thêm sự tự tin vào thị trường này,
“Sự thay đổi trong các luật giấy phép lao động sau Brexit, điều mà giúp cho việc chuyển các cầu thủ từ những vùng mà trước Brexit không thể thực hiện được, cũng đã mở cánh cửa này ra.
“Vài CLB Anh đã kêu tôi xem qua và giới thiệu họ đến với thị trường hay giúp liên lạc để thực hiện thương vụ chiêu mộ cầu thủ họ thích áu khi xem băng hình.
“Những CLB đó thật sự là một mơ ước để làm việc cùng. Cố gắng hỏi mua cầu thủ đó ở Anh là một nhiệm vụ bất khả thi nhưng ở Nhật Bản, họ chỉ đưa bạn một con số và nếu bạn không đưa ra lời đề nghị đúng con số đó, bạn không được mua cầu thủ bạn muốn.”
Lối chơi được HLV Ange Postecoglou triển khai ở Celtic và Tottenham đã đảm bảo cho giải J.League rằng họ là nơi các CLB có thể tìm đến. Vào năm 2021, Furuhashi, Hatate và Maeda gia nhập Celtic từ Nhật Bản và trở thành những thành viên quan trọng trong đội ăn 3 mùa sau đó. HLV người Úc cũng đã chiêu mộ thêm 3 cầu thủ Nhật Bản và 1 cầu thủ Hàn Quốc trong khoảng thời gian 2 mùa ở Glasgow.
Hearts là một đội khác ở Scotland cũng đã nhắm các cầu thủ đang thi đấu ở Asian Cup. Thị trường bóng đá Úc cũng từng rất thú vị cho các giải đấu nhưng gần đây đã phai mờ. Nhưng với Joe Savage, GĐTT Hearts, thị trường này thật sự quan trọng khi họ đã chiêu mộ 4 cầu thủ từ Xứ sở Chuột túi kể từ mùa giải 2020/21 và 2 cầu thủ Nhật Bản, Yutaro Oda và Kyosuke Tagawa.
Savage nói: “Mọi thứ được thực hiện trên video nhưng chúng tôi có người bay sang đó để xem. Chúng tôi có KPI mách bảo những gì chúng tôi cần tìm và Will Lancefield, trưởng bộ phận tuyển trạch của chúng tôi, sẽ bay ra Nhật Bản và Úc để xem trực tiếp.
“Chúng tôi không tìm phẩm chất chơi bóng ở các hậu vệ vì ở đây lối chơi rất trực diện và ở Nhật Bản, họ không đối mặt với các loại tiền đạo như vậy. Chúng tôi tìm các tiền đạo cánh, tiền đạo cắm và các hậu vệ biên vì họ thường rất chăm chỉ và nhiệt huyết. Những phẩm chất như tốc độ trong cách đưa ra quyết định và họ nhanh như thế nào là những gì chúng tôi đang muốn tìm.”
Savage đã xem làm việc với các CLB Nhật Bản và đại diện là một trải nghiệm thú vị.
“Rất nhiều cầu thủ có các điều khoản xé hợp đồng với mức giá rất nhỏ khi các đại diện và CLB đàm phán để giữ khoảng từ 500k đến 1tr Euro. Chúng tôi chiêu mộ Oda với mức giá 400k Euro vì hợp đồng của cậu ấy đang dần hết hạn và đó là từ đội bóng vô địch, Vissel Kobe. Họ không muốn để Oda đi nhưng lúc đàm phán, mọi người thật sự cởi mở và chân thật.
“Chúng tôi tưởng chúng tôi đã chiêu mộ được Kanji Okunuki vào kì chuyển nhượng mùa hè khi làm việc với trung gian nhưng rồi Nurnberg từ giải 2.Bundesliga làm chúng tôi bất ngờ. Họ gọi để giải thích. Bạn cũng khó chịu lắm nhưng bạn không tỏ thái độ như vậy vì họ rất chân thật và cởi mở.”
Môi trường bóng đá trẻ ở Nhật Bản rất khác so với châu Âu, nơi mà các CLB chuyên nghiệp thường “hốt” các tài năng xuất sắc nhất ở độ tuổi rất trẻ và mong rằng họ có thể phát triển đến đội 1.
Các trường trung học vẫn là một phần cốt lõi trong hệ thống bóng đá Nhật bản. Tom Byer, người sinh ra ở New York và đã kết thúc sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp của mình ở đất nước này trong những năm 1980, đã định cư ở Tokyo và đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa phát triển cầu thủ ở đất nước mặt trời mọc.
Byer nói với The Athletic: “Năm ngoái, 40% các đứa trẻ nhận được hợp đồng từ giải J.League mùa trước đến từ các trường trung học và 60% còn lại đến từ các lò đào tạo của chính giải này.
“Đây là một lối đi vì các trường trung học ở Nhật Bản chuyên về bóng đá kể từ khi mấy đứa trẻ gia nhập. Các trường này và các trường đại học có thể tập luyện và chơi nhiều trận hơn một CLB bóng đá chuyên nghiệp.
“Văn hóa Nhật Bản cho phéo khi một cậu/cô bé 6 tuổi gia nhập một đội bóng, họ tập ít nhất 4 lần/tuần, đôi khi từ 2-3 tiếng/buổi tập. Mùa giải kéo dài 45 tuần/năm nhưng họ phải trả giá rằng họ phải tập nhiều, do đó dẫn đến quá tải, chấn thương và chưa kể vấn đề về mặt sức khỏe tinh thần. Nhưng có những trường thậm chí có địa vị và có tiếng hơn vài CLB J1 nữa.”
Khi không có kì nghỉ giữa các mùa và không phân biệt lớp khi chơi bóng, vì bóng đá cơ bản là miễn phí ở Nhật Bản, Byer tin rằng số lượng cầu thủ Nhật Bản đang tăng ở các giải hàng đầu châu Âu có thể truy về sự cách mạng về kĩ thuật của những năm 1990.
Byer được lên sóng trong chương trình top 1 dành cho trẻ em mỗi sáng trong tuần suốt 14 năm để nói về các kĩ thậut bóng đa và trong truyện tranh đạt top 1 doanh số khi bán được 1,3tr bản mỗi tháng.
Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển sự tập trung của bóng đá Nhật Bản sang phần kĩ thuật nhiều hơn bằng việc lập nên một tổ chức thành lập các trường học tập trung vào phần phát triển nền tảng kĩ thuật vào năm 1993. Họ không tham gia các giải đấu nhưng bây giờ có 150 cầu thủ đang thi đấu trên toàn thế giới.
4 trong số đó đã góp mặt trong trận thắng đội tuyển Việt Nam với tỉ số 4-2 ở đấu trường Asian Cup: Takumi Minamino, Ayase Ueda, Ritsu Doan và Wataru Endo. Họ là số ít trong số nhiều cầu thủ đã tốt nghiệp từ những trường như thế này.
“Chúng tôi đã tạo ra một sự chuyển hướng lớn mà tập trung vào phát triển kĩ thuật khi cầm bóng và rê bóng đối mặt 1-1. Câu cửa miệng của tôi luôn là, bóng đá được thúc đẩy bởi văn hóa.
“Những nước sản sinh ra các cầu thủ tốt nhất không nhất thiết phải được huấn luyện tốt, cơ sở vật chất tốt nhất hay chương trình học xuất sắc nhất. Họ có văn hóa phát triển thật sự rất giúp ích cho sự phát triển cầu thủ như Nhật Bản. Họ đã thắng từ vòng gửi xe rồi.
“Tôi luôn nói rằng nếu bạn muốn thật sự thay đổi văn hóa bóng đá của một đất nước, hãy tạo nên một đoàn quân nhỏ gồm các cậu/cô bé 5-6 tuổi mà đã nắm được kĩ thuật cầm bóng cơ bản và cứ để bọn nó chơi.
“Khi bạn bốc những đứa trẻ xuất sắc hất từ bất kì nước nào và thu hẹp khoảng cách với những đứa 10-11-12 tuổi tốt nhất, đó là khi sự lựa chọn cầu thủ tốt của bạn nổ ra. Đó là những gì chúng ta đang thấy với Nhật Bản.
Sự gia tăng trong sự phát triển các cầu thủ Nhật Bản đã chứng kiến các CLB Đức chiêu mộ thẳng từ các trường trung học và đại học nhưng tất cả 26 cầu thủ đã tham dự World Cup đều đã từng đá ở J.League.
Vào tháng 11 vừa qua, Anderlecht đã thông báo chính thức họ chiêu mộ được Keisuke Goto từ Jubilo Iwata ở giải J2 theo dạng cho mượn kèm điều khoản mua. Anh đã ghi 10 bàn và thực hiện được 3 đường kiến tạo trong 18 trận đấu ở giải U18 trước khi ghi 7 bàn trong 33 trận ở giải J2.
Một tuyển trạch viên nói rằng với chiều cao 1m90 và tốc độ rất nhanh, anh ta có thể hình tựa như Erling Haaland và đây là một canh bạc tài chính ít rủi ro. Các CLB bây giờ đã bắt đầu xem các cầu thủ ở các trường trung học và đại học.
Savage nói: “Chúng tôi đã nhìn vào thị trường trung học và đại học khá kĩ. Liệu họ có thể chuyển bằng đại học sang bên này như chúng tôi đang làm ở Đại học Heriot-Watt? Chúng tôi cần phải làm rõ với LĐBĐ Scotland rằng họ cần bao nhiêu điểm để họ được bằng GBE (dịch sơ là chứng chỉ chứng nhận sự hỗ trợ của chính phủ Anh, điều mà một cầu thủ ngoại cần để thi đấu ở Vương quốc Anh). Đây là một thị trường tuyệt vời – bạn chỉ cần xem những gì Ange nói về Mitoma.”
Khi Mitoma ra mắt đội 1 của Kawasaki Frontale vào năm 2019 sau khi đã đầu quân cho đội bóng ở Đại học Tsukuba đến năm 23 tuổi, Postecoglou là HLV của Yokohama F Marinos.
Postecoglou nói: “Cậu ấy đã hủy diệt chúng tôi. Tôi không biết bất cứ gì về chàng trai này. Tôi nói với bên phân tích đối phương: ‘Cậu này là ai vậy?’
“Họ nói: ‘Cậu ấy vừa đến đây từ một trường đại học, cậu ấy có thể tốt đến cỡ nào chứ?’. Chàng trai này đã để sách vở xuống và cùng với Hatate thổi bay chúng tôi hôm đó.
“Thật dễ cho tôi khi nói vây nhưng tôi đã bỡ ngỡ với một hành trình khác và bỗng nhiên, điều đó lại thay đổi suy nghĩ của tôi. ‘Ai quan tâm cậu ấy đang còn ở đại học? Liệu còn các cầu thủ khác từ các trường khác mà chúng tôi có thể chiêu mộ không?’.
“Sau đó bạn lấy sự cởi mở đó vào vai trò/công việc tiếp theo của bạn. Cho nên khi tôi đến Scotland, tôi nghĩ: ‘Yeah, tôi sẽ mang theo 3-4 cầu thủ Nhật, họ sẽ làm được’.
Xem ngay bongdaso12 để có cơ hội nhận những phần quà có trị giá.